10 tòa nhà cao nhất thế giới

 

Buji Khalifa (Dubai)

Với tên gọi mang nghĩa “Tháp Khalifa”, đây hiện là công trình cao nhất thế giới với 160 tầng, cao tổng cộng 828 m. Tòa nhà được đặt theo tên của Khalifa bin Zayed Al Nahyan, tổng thống UAE và là người trị vì tiểu vương quốc Abu Dhabi. Lấy ý tưởng từ kiến trúc Hồi giáo, tòa tháp hoàn thành từ năm 2009 hiện giữ nhiều kỷ lục về kiến trúc như công trình đứng cao nhất thế giới, tòa nhà nhiều tầng nhất, thang máy trong nhà cao nhất, đài quan sát ngoài trời cao nhất…

Cách khám phá tòa nhà cao nhất thế giới

Buji Khalifa (Dubai)

Với tên gọi mang nghĩa “Tháp Khalifa”, đây hiện là công trình cao nhất thế giới với 160 tầng, cao tổng cộng 828 m. Tòa nhà được đặt theo tên của Khalifa bin Zayed Al Nahyan, tổng thống UAE và là người trị vì tiểu vương quốc Abu Dhabi. Lấy ý tưởng từ kiến trúc Hồi giáo, tòa tháp hoàn thành từ năm 2009 hiện giữ nhiều kỷ lục về kiến trúc như công trình đứng cao nhất thế giới, tòa nhà nhiều tầng nhất, thang máy trong nhà cao nhất, đài quan sát ngoài trời cao nhất…

Cách khám phá tòa nhà cao nhất thế giới

 

Tháp Thượng Hải (Trung Quốc)

Hoàn thành vào năm 2013, tháp Thượng Hải là trung tâm văn phòng, vui chơi, giải trí, khách sạn và mua sắm… của thành phố bên bờ sông Hoàng Phố. Chỉ cao thứ 2 thế giới với chiều cao 632 m (121 tầng), tháp Thượng Hải lại sở hữu hệ thống thang máy chạy nhanh nhất có tốc độ 20,5 m/s. Tháp này còn chung kỷ lục là nơi có đài quan sát trong nhà cao nhất thế giới cùng tòa tài chính Bình An (Thẩm Quyến). Điểm đặc biệt ở tòa nhà là các tầng “xoay” từ từ tạo sự mềm mại cho kiến trúc.

Tháp Thượng Hải (Trung Quốc)

Hoàn thành vào năm 2013, tháp Thượng Hải là trung tâm văn phòng, vui chơi, giải trí, khách sạn và mua sắm… của thành phố bên bờ sông Hoàng Phố. Chỉ cao thứ 2 thế giới với chiều cao 632 m (121 tầng), tháp Thượng Hải lại sở hữu hệ thống thang máy chạy nhanh nhất có tốc độ 20,5 m/s. Tháp này còn chung kỷ lục là nơi có đài quan sát trong nhà cao nhất thế giới cùng tòa tài chính Bình An (Thẩm Quyến). Điểm đặc biệt ở tòa nhà là các tầng “xoay” từ từ tạo sự mềm mại cho kiến trúc.

Tháp đồng hồ Abraj Al-Bait (Saudi Arabia)

Đây có lẽ là tòa chọc trời độc đáo bậc nhất trong số 10 tòa nhà cao nhất thế giới khi vẻ ngoài của nó trông khá khiêm tốn so với những ứng viên khác trong top 10. Toà nhà chính phủ này được hoàn thành vào năm 2012, với kinh phí xây dựng 15 tỷ USD. Tên tòa nhà nghĩa là “những tòa tháp nhà” bởi công trình gồm 7 tòa làm nơi phục vụ cho những người hành hương về thánh địa Mecca. Chiếc tháp đồng hồ biểu tượng này là nơi có mặt đồng hồ lớn nhất thế giới và có riêng Bảo tàng tháp đồng hồ nằm trên 4 tầng nhà.
Tháp đồng hồ Abraj Al-Bait (Saudi Arabia)

Đây có lẽ là tòa chọc trời độc đáo bậc nhất trong số 10 tòa nhà cao nhất thế giới khi vẻ ngoài của nó trông khá khiêm tốn so với những ứng viên khác trong top 10. Toà nhà chính phủ này được hoàn thành vào năm 2012, với kinh phí xây dựng 15 tỷ USD. Tên tòa nhà nghĩa là “những tòa tháp nhà” bởi công trình gồm 7 tòa làm nơi phục vụ cho những người hành hương về thánh địa Mecca. Chiếc tháp đồng hồ biểu tượng này là nơi có mặt đồng hồ lớn nhất thế giới và có riêng Bảo tàng tháp đồng hồ nằm trên 4 tầng nhà.

Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Trung Quốc)

Là tòa nhà cao thứ 4 thế giới nhưng tòa tài chính Bình An mới chỉ đứng thứ 2 ở Trung Quốc với chiều cao 599 m chứa 115 tầng. Công trình được hoàn thành vào năm 2017 này giữ vị trí quan trọng là “trái tim” của khu Phúc Điền, trung tâm TP Thẩm Quyến.

Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Trung Quốc)

Là tòa nhà cao thứ 4 thế giới nhưng tòa tài chính Bình An mới chỉ đứng thứ 2 ở Trung Quốc với chiều cao 599 m chứa 115 tầng. Công trình được hoàn thành vào năm 2017 này giữ vị trí quan trọng là “trái tim” của khu Phúc Điền, trung tâm TP Thẩm Quyến.

Lotte World Tower (Hàn Quốc)

Xây dựng vào năm 2016, tòa nhà Lotte ở Seoul được mệnh danh là “vương miện ngọc của Hàn Quốc” với chiều cao 554 m. Màu sắc nhẹ nhàng của kính và rèm cửa bao trùm tòa nhà được lấy ý tưởng từ chính nghệ thuật gốm sứ Hàn Quốc. Bên trong là tổ hợp từ văn phòng, không gian thương mại cho tới khách sạn sang trọng. Tòa nhà nằm cạnh khu giải trí Lotte, cả hai đều là điểm du lịch thu hút du khách tới Seoul.

Lotte World Tower (Hàn Quốc)

Xây dựng vào năm 2016, tòa nhà Lotte ở Seoul được mệnh danh là “vương miện ngọc của Hàn Quốc” với chiều cao 554 m. Màu sắc nhẹ nhàng của kính và rèm cửa bao trùm tòa nhà được lấy ý tưởng từ chính nghệ thuật gốm sứ Hàn Quốc. Bên trong là tổ hợp từ văn phòng, không gian thương mại cho tới khách sạn sang trọng. Tòa nhà nằm cạnh khu giải trí Lotte, cả hai đều là điểm du lịch thu hút du khách tới Seoul.

1 WTC (Mỹ)

1 WTC hay còn gọi là tháp Tự Do (Freedom tower) nằm ở New York, hiện là tòa cao nhất Tây bán cầu đồng thời xếp thứ 6 trong top 10 tòa nhà cao nhất thế giới (541 m). Công trình hoàn thành năm 2014 nằm trong khu phức hợp bao gồm nhiều tòa văn phòng và Bảo tàng Tưởng niệm quốc gia 11/9. Vị trí của 1 WTC chính là trên nền của Tháp Đôi Mỹ từng bị khủng bố năm 2001.

1 WTC (Mỹ)

1 WTC hay còn gọi là tháp Tự Do (Freedom tower) nằm ở New York, hiện là tòa cao nhất Tây bán cầu đồng thời xếp thứ 6 trong top 10 tòa nhà cao nhất thế giới (541 m). Công trình hoàn thành năm 2014 nằm trong khu phức hợp bao gồm nhiều tòa văn phòng và Bảo tàng Tưởng niệm quốc gia 11/9. Vị trí của 1 WTC chính là trên nền của Tháp Đôi Mỹ từng bị khủng bố năm 2001.

Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc)

Được hoàn thiện vào năm 2016, tòa nhà tài chính Quảng Châu CTF cao 530 m là không gian đa chức năng gồm trung tâm mua sắm, văn phòng, căn hộ… 103 tầng chia thành những khu vực khác nhau, từ tầng 1 đến tấng 66 là khối văn phòng, tầng 67 và 68 dành cho thiết bị kỹ thuật, từ tầng 69 đến 98 là khách sạn Four Seasons và tầng 99, 100 được sử dụng như đài quan sát.

Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc)

Được hoàn thiện vào năm 2016, tòa nhà tài chính Quảng Châu CTF cao 530 m là không gian đa chức năng gồm trung tâm mua sắm, văn phòng, căn hộ… 103 tầng chia thành những khu vực khác nhau, từ tầng 1 đến tấng 66 là khối văn phòng, tầng 67 và 68 dành cho thiết bị kỹ thuật, từ tầng 69 đến 98 là khách sạn Four Seasons và tầng 99, 100 được sử dụng như đài quan sát.

Trung tâm tài chính Thiên Tân CTF (Trung Quốc)

Là một tòa nhà chức năng hoàn thành vào năm 2019 ở Thiên Tân, Trung tâm Tài chính Thiên Tân CTF có tổng chiều cao 530 m với 98 tầng. Đây chính là toà nhà dưới 100 tầng cao nhất thế giới. Công trình này là một phần của khu vực thương mại tự do Tân Hải, Thiên Tân – cung cấp khu căn hộ, văn phòng và khách sạn mới cho người dân nơi đây.

China Zun (Trung Quốc)

China Zun là tên gọi khác của tháp CITC, tòa nhà cao nhất Bắc Kinh hoàn thành năm 2018 với chiều cao 528 m. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ hình dánh bình cổ. Chữ “zun” nghĩa là bình rượu cổ – thường dùng trong các nghi lễ thời kỳ đồ đồng ở Trung Quốc.

Đài Bắc 101 (Đài Loan)

Tháp Đài Bắc 101 là một trung tâm tài chính, công trình từng giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 2004 (509 m), cho đến khi Tháp Khalifa khánh thành vào năm 2009. Đóng vai trò là biểu tượng cho một Đài Loan hiện đại, toà tháp có thiết kế hiện đại kết hợp truyền thống với 101 tầng trên nền và 5 tầng hầm. Tham quan và ngắm thành phố từ trên cao ở tòa Đài Bắc 101 là một trải nghiệm khách du lịch không nên bỏ lỡ.

Khánh Trần (Theo Modernmet)

Ảnh: Shutterstock
https://vnexpress.net/10-toa-nha-cao-nhat-the-gioi-4243331.html

Người xem: 27

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *