Cận cảnh đào hầm xuyên núi Dốc Sạn trên cao tốc Bắc Nam qua Khánh Hòa

Hầm Dốc Sạn xuyên núi Dốc Sạn qua tỉnh Khánh Hòa là một trong những “mắt xích” quan trọng trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 – 2020, thuộc dự án thành phần cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, với chiều dài 1.480 m/2 ống hầm hoàn chỉnh song song, mỗi ống hầm hai hơn 700 m. Đến thời điểm này, các đơn vị thi công đang dồn lực, chia 3 ca 4 kíp trong ngày để thi công kịp tiến độ thông hầm vào đầu tháng 5/2022, vượt tiến độ 1 tháng so với mục tiêu đề ra.

Hầm Dốc Sạn có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) là đại diện quản lý Nhà nước, giám sát thi công; Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (Tập đoàn Sơn Hải) là doanh nghiệp đầu tư và thi công. Hầm thuộc gói thầu XL3 trên tuyến cao tốc Nha Trang – Cam Lâm.

Chú thích ảnh
Hai cửa phía Bắc hầm Dốc Sạn nhìn từ trên cao. 
Chú thích ảnh
Hai cửa phía Nam hầm Dốc Sạn. 
Chú thích ảnh
Thông tin bình đồ và các hạng mục thi công hầm Dốc Sạn. 
Chú thích ảnh
Hệ thống cấp nhiên liệu tại cửa hầm phục vụ thi công.

Những ngày đầu tháng 4/2022, phóng viên báo Tin tức có mặt tại công trường hầm Dốc Sạn ghi nhận toàn cảnh vượt khó, thi công hầm của hàng trăm cán bộ, kỹ sư, tư vấn, giám sát, công nhân, người lao động. Theo ông Trần Văn Hợp, Giám sát thi công tại hiện trường, ống phía Bắc hầm hiện đã đào được hơn 500 m, ống phía Nam hầm cũng đã đào được hơn 300 m. Dự kiến, đơn vị thi công huy động tối đa nguồn lực, nhân lực để dồn lực đào hầm trong tháng 4/2022, đảm bảo tiến độ thông hầm trong tháng 5/2022.

Chú thích ảnh
Dầm sắt phục vụ thi công kết cấu vỏ hầm cũng đã được công nhân hoàn thiện sẵn chỗ. 
Chú thích ảnh
Nguồn đá sau đào hầm chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn được đơn vị thi công tập kết chờ tái sử dụng.   
Chú thích ảnh
Cổng phía Bắc hầm Dốc Sạn đã được đơn vị thi công đào được hơn 500 m.

 

Chú thích ảnh
Điều khiển máy khoan hầm theo đúng bình đồ.
Chú thích ảnh
Công đoạn khoan thăm dò trước khi nhồi thuốc nổ xuyên núi phải đảm bảo tuyệt đối chính xác.

 

Chú thích ảnh
Công nhân đơn vị thi công làm việc 3 ca 4 kíp trong hầm mỗi ngày để kịp tiến độ thông hầm.
ADVERTISING
Chú thích ảnh
Tại cửa phía Nam hầm Dốc Sạn, công nhân đang tập trung dò mạch núi, vẽ bình đồ trước khi cho máy khoan thăm dò, nhồi thuốc nổ…
Chú thích ảnh
Môi trường thi công trong hầm Dốc Sạn luôn hầm hập, ngột ngạt, thiếu khí… nhưng đội ngũ công nhân đào hầm luôn phải tập trung cao độ.
Chú thích ảnh
Công nhân dò mạch núi, bơm nước dẫn thăm dò, kiểm tra lớp đất đá trong hầm trước khi khoan… đảm bảo độ an toàn nhất có thể.  

Cũng theo chia sẻ của ông Trần Văn Hợp, các đơn vị thi công hầm Dốc Sạn của Tập đoàn Sơn Hải đã có kinh nghiệm thi công hầm xuyên núi ở nhiều địa phương, nên tiến độ thông hầm được đảm bảo. Bên cạnh đó, địa chất hầm Dốc Sạn khô ráo, chủ yếu cốt đá cứng, không lẫn đất, nên công nhân thuận lợi khi khoan thăm dò, nổ mìn, lấy đá, phun bê tông… theo đúng kỹ thuật.

Theo tìm hiểu, hiện nay tại công trường hầm Dốc Sạn được bố trí 4 mũi thi công đào và gia cố hầm, 2 mũi thi công gia cố mái cửa hầm. Các đơn vị thi công tổ chức thi công 3 ca 4 kíp liên tục, trung bình đào được khoảng 10 m hầm/ngày. Nếu thuận lợi, mục tiêu đặt ra đến ngày 5/5/2022 sẽ thông hầm…

Bài, ảnh, video: Vân Sơn/Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/kinh-te/can-canh-dao-ham-xuyen-nui-doc-san-tren-cao-toc-bac-nam-qua-khanh-hoa-20220402162845660.htm

Người xem: 42

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *