Một trong những tài sản đảm bảo của Cam Ranh Seafood.
Ông Võ Ngọc Hiệp, Tổng Giám đốc (TGĐ) Cam Ranh Seafood cho rằng, đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (GĐT) vụ án là do việc TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã vi phạm thời hạn xét xử, gây thiệt hại vật chất tinh thần cho bị đơn. Đồng thời, HĐXX phúc thẩm đã không xem xét đến yêu cầu phản tố của bị đơn; vi phạm Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC…
Sau khi xem xét đơn, ngày 30/10/2020, Chánh án TANDTC đã có Quyết định kháng nghị GĐT 24/2020/KN-GĐT với Bản án sơ thẩm 04/2016/KDTM-ST của TAND tỉnh Khánh Hòa. Tạm đình chỉ thi hành bản án 11/2018/KDTM-PT của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng về phần xử lý tài sản bảo đảm theo các Hợp đồng 01/HĐTC/HIEP, 01/HĐBL/THACH, 01/HĐTC/TRUONG cùng ký ngày 1/6/2006 cho đến khi có quyết định GĐT.
Ngày 28/4/2021, TANDTC đã có Quyết định GĐT 02/2021/KDTM-GĐT chấp nhận Quyết định kháng nghị GĐT 24/2020/KD-KDTM; hủy Bản án 11/2018/KDTM-PT của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng về phần xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) và tài sản gắn liền với đất số 01/HĐTC/HIEP; Hợp đồng bảo lãnh giá trị QSDĐ và tài sản gắn liền với đất số 01/HĐBL/THACH; Hợp đồng thế chấp giá trị QSDĐ và tài sản gắn liền với đất số 01/HĐTC/TRUONG, trong vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn Agribank với bị đơn Cam Ranh Seafood. Giao hồ sơ vụ án cho TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử lại phần xử lý tài sản bảo đảm của 3 hợp đồng trên theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định GĐT cho rằng, 3 hợp đồng trên cùng ký ngày 1/6/2006 để bảo đảm cho khoản vay của Cam Ranh Seafood tại Agribank và Ngân hàng Ngoại thương đều quy định “hợp đồng có hiệu lực từ ngày cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm chứng nhận” (Điều 10 và 11), nhưng các hợp đồng này lại chưa được các bên đăng ký giao dịch bảo đảm nên chưa có hiệu lực pháp luật theo thỏa thuận các bên.
Bên cạnh đó, 3 hợp đồng đều không được đăng ký giao dịch bảo đảm trong khi các tài sản bảo đảm đều là QSDĐ. Theo Điều 2 Nghị định 08/2000/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Điều 11 Nghị định 178/1999/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 85/2002/NĐ-CP); điểm II.3.4 Thông tư 07/2003/TT-NHNN hướng dẫn một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; khoản 2 Điều 46, khoản 2 Điều 107 Luật Đất đai 2003; khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Điều 134 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 thì hợp đồng thế chấp có hiệu lực từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm.
Tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án thì BLDS 2015 đã có hiệu lực pháp luật, nhưng các giao dịch bảo đảm được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực, nên cần phải áp dụng quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy định chi tiết BLDS 2005 để giải quyết. Cho nên, việc Tòa sơ và phúc thẩm xử lý tài sản theo 3 hợp đồng trên, trong khi các hợp đồng này chưa có hiệu lực, là không đúng.
Người xem: 88